View Full Version : City Lights (Ánh Sáng Đô Thị) (1931) HD Online Phụ Đề Việt - Anh
KonAir
05-10-2012, 12:24 PM
9963
evil_house
13-10-2012, 10:44 AM
phim này ko hay lắm.
bạn có thể up phim The Kid hay The Great Dictator của Charlie
vat1984
13-10-2012, 11:48 AM
Phim này có mấy pha đấm bốc kinh điển nhất mọi thời đại đúng không nhỉ ?
lamkakao
13-10-2012, 12:13 PM
Phim hay. thanks
mattrang
13-10-2012, 10:59 PM
Hay! Xúc động
phim này ko hay lắm.
Bạn có thể up phim the kid hay the great dictator của charlie
bomtom
14-10-2012, 12:49 AM
Phim quá hay và xúc động...
dapxichlo
14-10-2012, 05:04 AM
phim hay tuyệt vời , dù không các kĩ xảo , vừa hài vừa xúc động ^^
SantaCruise
14-10-2012, 07:55 AM
chậc, xấu trai, hâm dở, nghèo kiết xác, bất tài, dc mỗi cái chân thành mà cũng có ny xinh như họa hậu, đúng là phim :-<
m88vn
14-10-2012, 12:00 PM
Hãy quá .... kết rất xúc động
Kaizer
14-10-2012, 11:29 PM
chậc, xấu trai, hâm dở, nghèo kiết xác, bất tài, dc mỗi cái chân thành mà cũng có ny xinh như họa hậu, đúng là phim :-<
Cái chân thành đó, coi vậy cũng ít người có được lắm đó bạn à :D
Like, phim vua hài lúc nào cũng hay, và ý nghĩa cả.
azzasasa
13-01-2013, 10:14 PM
Quá hay, Cảm động và ý nghĩa.
ronaldomessi
22-12-2013, 11:16 PM
hay qua hay xuc dong
shitoyamada
18-01-2014, 03:48 PM
Phim có những phần lồng tiếng rất ư là bá đạo ! :th_84:
xinhlayeu
01-12-2014, 01:54 AM
City light bộ phim mình thích nhất của Charles Chaplin. hoàn hảo
ngu_huynh2
10-05-2016, 08:21 PM
Xem phim này lúc 14 nay 70 rồi vẫn còn hay. Cám ơn pub nhiều.
hungdghalong
23-06-2017, 09:28 PM
phut cuối mới toát lên tính nhân văn cao độ của phim
tonnhulien
07-12-2017, 01:45 AM
(Nguồn: https://www.facebook.com/caphethubay/posts/284649698367266)
VÀI NÉT VỀ NHÂN VẬT CHARLOT
GÃ LANG THANG & TUYỆT TÁC ĐƯỢC TÔN SÙNG NHẤT
Ngày 07/02/1914, nhân vật Charlot lần đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh trong bộ phim dài 11 phút, Kid Auto Races at Venice (Cuộc đua xe trẻ em ở Venice). Kể từ lúc đó, Gã lang thang đã có một cuộc hành trình điện ảnh dài 22 năm, có mặt trong 70 phim ngắn và 5 phim truyện dài. Cả 5 phim truyện dài đều là những kiệt tác bất hủ mãi mãi với thời gian. Trong đó City Lights (Ánh sáng đô thị) ra đời cách đây 86 năm (1931) được thế giới điện ảnh tôn sùng hơn tất cả…
Kẻ duy nhất dám thách thức với phim có tiếng nói
Điện ảnh bắt đầu có âm thanh (tiếng nói, tiếng động và âm nhạc) từ năm 1928. Ngay lập tức nó đã chính thức kết liễu hoàn toàn phim câm, và đón chào kỷ nguyên mới của điện ảnh. Từ đó trở đi, tất cả phim của Hollywood đều có âm thanh… ngoại trừ một người không nghĩ – chính xác là không muốn như vậy.
Theo Charles Chaplin, điện ảnh về bản chất là một nghệ thuật có tính chất kịch câm, nếu đưa âm thanh vào sẽ hạn chế các diễn đạt bằng cử chỉ. Khi chuẩn bị triển khai dự án phim City Lights năm 1928, ông đối diện với sức ép phải làm bộ phim này có tiếng nói. Nhưng lúc ấy danh tiếng và quyền lực của Chaplin ở Hollywood lớn đến mức ông bỏ ngoài tai mọi lời khuyên và vẫn quyết định sản xuất City Lights là phim câm.
Tới năm 1931, hầu hết các nhà làm phim Hollywood chỉ có 2 lựa chọn: Hoặc đón nhận các bộ phim có tiếng nói, hoặc bỏ nghề làm phim. Riêng Chaplin vẫn giữ vững quan điểm của mình trong dự án này với lý do: Nhân vật Gã lang thang, sáng tạo bất hủ của ông, sẽ mất hết bản sắc và sự độc đáo nếu cho anh ta cất tiếng nói. Cuối cùng ông chỉ nhượng bộ một chút khi cho phép đưa ít âm nhạc và âm thanh vào bộ phim.
Kẻ duy nhất dám… đối đầu với Chaplin
Chaplin là một trong những nhà làm phim… độc tài, độc đoán và khó tính nhất trong lịch sử điện ảnh. Trong đời làm phim chưa một ai dám làm nghịch ý ông, ấy vậy mà trong City Lights Chaplin đã phải chào thua một kẻ vô danh tiểu tốt.
Đó là Virginia Cherrill, một cô gái đến từ miền quê Carthage, Illinois (Mỹ). Trong một dịp đến chơi Hollywood, cô tình cờ ngồi ngay bên cạnh Chaplin trong một trận đấu quyền Anh. Lúc ấy Chaplin đang thất vọng vì chưa tìm được ai ưng ý cho vai nữ chính, cô gái mù bán hoa trong City Lights. Choáng váng trước nhan sắc kiều diễm của Virginia, ông đã trao cơ hội ngàn vàng ấy cho cô gái vô danh mới 20 tuổi, và chưa bao giờ diễn xuất. Điều quan trọng nhất, Virginia diễn vai người mù tinh tế và thuyết phục hơn bất cứ nữ diễn viên nào lúc đó.
Lâu nay, Chaplin thường có thói quen yêu các diễn viên nữ đóng chung với mình, nhưng với Cherrill thì hoàn toàn ngược lại. Chaplin luôn tạo áp lực và gây căng thẳng với nữ diễn viên chính của mình. Lịch quay quá dài khiến Cherrill buồn chán và công khai phàn nàn với Chaplin, nó lại càng khiến cho mối quan hệ giữa đạo diễn và diễn viên chính vô cùng căng thẳng. Đỉnh điểm là ông đã quyết định đuổi cổ Cherrill ngay lập tức, khi cô đòi về sớm trong một buổi quay do có hẹn… đi làm tóc!
Chaplin điên tiết muốn quay lại bộ phim từ đầu với sự trở lại của người bạn diễn quen thuộc George Hale (phim The Gold Rush) thay cho Cherrill. Tuy nhiên, khi Chaplin xem lại trên phim đã quay thì thấy George Hale hoàn toàn không hợp vai. Xét thấy mình đã bỏ ra quá nhiều thời gian và tiền bạc cho dự án này, nên ông đành nén giận mời Cherrill quay trở lại vai diễn cô gái mù bán hoa. Cherrill cũng chẳng vừa, cô đồng ý với điều kiện phải tăng thù lao gấp đôi so với ban đầu lên đến 75 USD/tuần (rất lớn ở thời ấy). Chaplin cũng đành phải “cắn răng” đồng ý!
Nhiều năm sau, Cherrill thổ lộ: “Tôi chưa bao giờ thích Chaplin và ông ta cũng thế!”. Trong cuốn tự truyện của mình, Chaplin đã nhận trách nhiệm là nguyên nhân gây ra căng thẳng với Cherrill, và đổ lỗi cho sự căng thẳng của việc làm phim, cũng như tinh thần ông bị tổn thương nghiêm trọng sau nỗi đau mất người mẹ yêu dấu trong lúc làm phim này.
Thành công vĩ đại sau chót của kỷ nguyên phim câm
Chaplin đã chi 1,5 triệu USD tiền túi của mình – một con số cực lớn thời ấy – để sản xuất bộ phim này. Một con sông được tạo ra ở phim trường của Chaplin, có diện tích 2 hecta và chi phí xây dựng con sông là 15 ngàn USD. Hai con phố tượng trưng cho một khu kinh doanh sầm uất cũng được xây dựng với chi phí 100 ngàn USD.
Trong sự nghiệp của Chaplin, City Lights là bộ phim làm ông mất nhiều công sức và thời gian nhất. Mặc dù tổng cộng thời gian quay chỉ có 180 ngày. Nhưng phải mất đến hơn 3 năm mới hoàn tất (từ 31/12/1927 tới 22/01/1931). Quá trình sản xuất bị hoãn lại vài lần, lâu nhất là năm 1929 bị gián đoạn suốt 62 ngày.
Khi Chaplin hoàn tất City Lights năm 1931, thì phim câm lúc ấy đã chuẩn bị vào… viện bảo tàng! Chaplin lo lắng cho số phận của bộ phim đến mức ông nổi đóa về việc hãng United Artists quảng bá không đầy đủ và đúng cách trước khi City Lights được công chiếu, nên Chaplin quyết định tự mình quảng bá và phát hành bộ phim.
Chaplin bỏ tiền túi để thuê rạp George M. Cohan, và liên tục mua nửa trang báo lớn để đăng các mẩu quảng cáo cho sự kiện này. Buổi chiếu ra mắt City Lights khai trương rạp ở Los Angeles. Đó là lần đầu tiên một buổi chiếu ra mắt rầm rộ được tổ chức ở trung tâm Los Angeles chứ không phải ở Hollywood. Charles Chaplin tham dự, đi cùng với ông là nữ diễn viên Georgia Hale, bên cạnh ông là vợ chồng nhà bác học Albert Einstein.
Trong khoảng thời gian 12 tuần chiếu tại rạp Cohan, bộ phim thu được lãi ròng hơn 400 ngàn USD. Mặc dù thời điểm phát hành bất lợi là ngay trong thời kỳ Đại suy thoái đen tối đang làm suy sụp nước Mỹ, nhưng City Lights đã lập kỳ tích trở thành một trong những bộ phim hái ra tiền nhiều nhất năm 1931 với 5 triệu USD chỉ ngay đợt phát hành đầu tiên. Bộ phim là một trong những thành công vĩ đại về tài chính và nghệ thuật trong sự nghiệp của Chaplin.
Bộ phim được tôn sùng nhất của Chaplin
Dù được xếp vào thể loại hài, nhưng City Lights lại có một trong những đoạn kết được đánh giá gây xúc động nhất trong lịch sử điện ảnh. Trong sự nghiệp của mình, đây cũng là bộ phim được cá nhân Chaplin ưa thích. Đặc biệt là cảnh cuối – khi gã lang thang ra tù đói rách ốm yếu tình cờ gặp lại cô gái mù, lúc này đã chữa sáng mắt – Chaplin nói, “Trong cảnh cuối của City Lights… tôi không phải đang diễn… mà là nhập vai hoàn toàn… Đó là một cảnh đẹp, rất đẹp, bởi cảnh đó không phải là diễn xuất”. Năm 1949, nhà phê bình James Agee đã viết trên tạp chí Life rằng, cảnh cuối trong City Lights là “diễn xuất hay nhất từng xuất hiện trên phim nhựa”.
Những “cây cổ thụ” vĩ đại trong thế giới điện ảnh đều không tiếc lời ca ngợi City Lights. Orson Welles nhận xét đó là bộ phim ưa thích nhất của ông. Stanley Kubrick (Mỹ) và Andrei Tarkovsky (Nga) xếp nó vào vị trí thứ 5/10 bộ phim mà cả hai ông ưa thích nhất. Kịch tác gia trứ danh George Bernard Shaw (Ai Len) đã gọi Chaplin là “thiên tài duy nhất vượt khỏi ngành điện ảnh”. Đạo diễn danh tiếng Federico Fellini (Ý) luôn ca ngợi bộ phim này, và khi làm Nights of Cabiria, ông đã gợi nhắc về nó. Woody Allen (Mỹ) đã nhận xét đó là bộ phim xuất sắc nhất của Chaplin. Người ta cho rằng năm 1979, Allen đã thực hiện cảnh cuối bộ phim kinh điển Manhattan, dựa theo cảnh cuối của City Lights.
Năm 1952, tạp chí Sight and Sound công bố kết quả của cuộc bình chọn đầu tiên của tạp chí để bầu ra “Những phim hay nhất mọi thời đại” và City Lights được bầu vào vị trí số 2, đứng sau Bicycle Thieves của Vittorio DeSica. Tháng 06/2008, Viện phim Mỹ công bố danh sách “10 Top 10” – 10 phim hay nhất trong 10 thể loại phim kinh điển của Mỹ – có hơn 1.500 người trong giới điện ảnh tham gia, City Lights được bầu chọn là bộ phim hay nhất trong thể loại tình cảm hài.
BÁ VŨ
- Chaplin là một người cầu toàn, ông nổi tiếng là đạo diễn quay nhiều lượt hơn bất kỳ đạo diễn nào khác vào thời đó. Chaplin đã đi vào lịch sử điện ảnh khi quay đi quay lại cảnh gã lang thang mua một bông hoa từ cô gái mù tới 342 lần, vì ông không thể tìm ra cách nào vừa ý để cho người xem hiểu rằng: Cô gái mù bán hoa nghĩ gã lang thang đứng trước mặt cô là người giàu sang.
- Trong cảnh ở đầu phim, Chaplin giễu cợt các bộ phim có âm thanh và tiếng nói hiện đang rất thịnh hành, bằng cách nhại giọng nói các nhân vật, và bóp méo giọng của chính ông trộn với kèn saxophone – Đánh dấu lần đầu tiên người ta nghe được giọng của Chaplin. City Lights cũng là bộ phim đầu tiên Chaplin tự sáng tác nhạc cho phim của mình.
tonnhulien
10-12-2017, 09:32 PM
Đang ngồi vừa ăn vừa nghe nhạc lại nhớ đến cảnh cuối phim, mắt lại rơm rớm, lại vào comment một câu :'(
trungroyal243
21-12-2018, 01:26 AM
Không nhiều bộ phim tiếng làm mình khóc nhưng một phim câm lại làm được điều đó một cách dễ dàng.
8đ
Powered by vBulletin® Version 4.2.5 Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.