dahac
13-04-2012, 01:40 PM
Tựa đề phim ở Pub hiện nay (và cũng như đa số các nơi phát hành phim khác) không dịch chính xác theo nguyên gốc mà tự đặt lại theo ý mình, thường theo kiểu báo trước nội dung hay thể loại phim. Điều này chủ yếu là do tựa đề thường chỉ có vài chữ, không đặt trong bối cảnh sẽ rất khó hiểu, thay vì phải ngồi tra cứu thì thôi tự mình đặt cái mới cho khỏe.
Nhưng lâu dần thành quen, có vài tựa mình thấy rất dễ hiểu và hay, nhưng không hiểu sao vẫn không chịu dịch mà lại đặt cái mới,nghe thường rất chung chung và mang tính chất "tóm tắt nội dung" lộ liễu. Tựa đề nguyên gốc luôn luôn có ý nghĩa nào đó, nếu không thì cũng gây kích thích, tò mò. Nhưng tựa bằng tiếng Việt đa số là dở, và thường hay có những từ như điệp viên, sát thủ, định mệnh, phi vụ.... MÌnh đưa ra một vài ví dụ mà việc giữ nguyên nghĩa gốc của tựa đề sẽ hay hơn (trong ngoặc là tựa trên Pub):
- The Departed : Những ngừoi đã khuất (Phi vụ Boston)
- The Taking of Pelham 123 : vụ cướp chuyến tàu Pelham 123 (chuyến tàu định mệnh) [Trùng với tựa tiếng Việt của phim Titanic]
- Inglorious Bastards : Những tên vô lại đáng khinh (Định mệnh)
- The Adjustment Bureau : Cục hòa giải (Bản đồ định mệnh)
- The Time Traveller's Wife : Vợ ngừoi du hành xuyên thời gian (chồng ảo)
- Tinker Tailor Soldier Spy : (đây là 4 từ cho 4 nghề) Thợ hàn, thợ may, quân dân, điệp viên (Điệp viên hai mang)
- The Usual Suspects : Những nghi phạm thông thường (Nghi phạm vô hình)
- True Grit : Quả cảm (Báo thù)
- Inside Man : Ngừoi ở trong (Điệp vụ kép)
- Rockandrolla : Tay chơi (Rút súng là bắn)
- The Good Shepherd : Ngừoi dẫn dắt vĩ đại (Hồ sơ một điệp viên) [trùng với tựa của The Bourne Identity]
- Seraphim Falls : Seraphim là 1 từ mang ý nghĩa tôn giáo rất phức tạp, một trong các nghĩa đó là tên 1 thiên thần có 6 cánh, nên dịch tạm, tuy hơi chuối, là "Thiên thần gãy cánh [mình không xem phim này nên không biết ý nghĩa chính xác] (Pub :Sát thủ miền viễn tây)
Việc tra cứu một vài từ tiếng Anh không mất thời gian lắm, thường chỉ mất 5-10 phút. Nếu có thể giữ được nguyên gốc ý nghĩa của tựa phim sẽ có lợi cho ngừoi xem hơn, thứ nhất là người ta có thể nhắc đến phim đó bằng tên tiếng Việt, như Bố Già, Cuốn theo chiều gió, Tiếng chim hót trong bụi mận gai... vì các tựa đó là đặc trưng,duy nhất. Thứ hai là người ta có thể suy nghĩ về những ẩn ý, triết lý tác giả đã đưa vào các tựa đó.
Mình đính kèm ở đây một bài viết của anh Joe Dâu Tây về vấn đề này cho chúng ta có nhiều luồng quan điểm để thảo luận
CÁNH ĐỒNG TRÔI NỔI
“Cánh đồng bất tận” dịch tiếng Anh là “Endless Fields”.
Tên này theo tôi vừa sát nghĩa, vừa hay. Vừa Việt Nam, vừa giữ chất mênh mông của tác giả Nguyễn Ngọc Tư thể hiện. Vậy nên khi tôi xem poster phim với tên dịch tiếng Anh là “Floating Lives” tôi thấy lạ.
“Floating Lives” nghe giống tên phim tài liệu kể về sự hình thành của con vịt. Tên nghe khoa học nhưng không văn chương, không sắc sảo. Theo tôi, đó chỉ là tên “cố gắng sắc sảo” mà sự cố gắng ấy bị lộ, câu chữ đẫm mồ hôi.
Các bạn thừa biết tính tôi hơi ông già, và ông già này không thích.
Tôi nghĩ vấn đề xuất phát từ cách dịch tên phim nước ngoài sang tiếng Việt. Dịch một thành một không được. Như thế người phiên dịch không có cơ hội để thể hiện. Mà cháu phiên dịch không “thể hiện” là ông sếp không gửi tiền. “Tôi không thuê anh mở laptop tra từ điển đâu, anh dịch lại đi!”
“Mà phải dịch kiểu..kiểu đẹp chứ!”
Thế nên các nhà phiên dịch ít dịch tên phim theo ý nghĩa. “Cánh đồng bất tận” không thành “Endless Fields”, “Red” không thành “Sắc đỏ”.
Họ cũng ít dịch theo cảm giác. Cảm giác khi nghe khẩu ngữ “Whip it” trong tiếng Anh giống cảm giác khi nghe khẩu ngữ “Máu lên nào!” trong tiếng Việt (hoặc một cụm từ tiếng lóng nào đó tôi chưa biết). Nhưng ít ai đủ can đảm dịch theo cách đó.
Người ta chủ yếu viết lại theo nội dung phim. Phim “Whip it” kể về một cô gái tuổi teen nổi loạn. “Vậy chúng ta sẽ đặt tên phim là “Teen Girl nổi loạn!”, phim “Red” kể về chuyện CIA tái xuất, vậy là “…”, phim Happy Feet kể về vũ điệu chim cánh cụt, vậy là “…”, phim Ratatouille kể về một chú chuột đầu bếp, vậy là “…”, phim “The Collector” kể về một Sát nhân máu lạnh, vậy là “…”
Cách dịch đó có vấn đề. Tôi không đồng ý với những người nói: “Để tên phim ‘Sắc đỏ’ là không được bởi vì sẽ không có ai hiểu phim đó là phim gì. Khán giả phải biết họ đang mua vé xem phim kiểu gì chứ!”
Tóm lại, khán giả cần tên phim cầm tay họ, dẫn họ đi qua đường.
Khán giả Mỹ đọc tên phim “Red” đâu có hiểu gì về nội dung phim ấy đâu. Không có người Mỹ nào đọc tên “Red” đoán ngay đó là phim kể về chuyện “CIA tái xuất!” (tên phim trong tiếng Việt). Ở Mỹ “Red” là “Đỏ”, cũng như ở Việt Nam! Khán giả Mỹ phải nghiên cứu trước (hay xem phim xong) mới hiểu vì sao người ta đặt tên như vậy.
Vấn đề càng rõ nét hơn nếu lấy tên phim Việt Nam mang chút trừu tượng, chọn tên tiếng Anh dựa trên nội dung, rồi dịch lại sang tiếng Việt.
Ví dụ, tên phim “Cải ơi” sẽ trở thành “Old man looks for child”, rồi là “Ông già đi tìm con”. “Bao giờ cho đến tháng mười” sẽ thành “Giấu tin chồng mất”. “Đẹp từng Centimet” sẽ thành “Chàng trai chụp nuy!” “Để Mai Tính” sẽ thành “Tôi có ông sếp là Gay!”
Tôi đoán rằng người Việt Nam không thích các tác phẩm điện ảnh của mình bị dịch một cách “abc” như vậy. Khán giả Việt Nam quá quen với cách đặt tên phim trừu tượng – không tóm tắt lại nội dung mà tạo cảm giác phù hợp với nội dung. Nghe tên “Bao giờ cho đến tháng mười” người Việt đâu có đoán được nội dung phim? (Phim tên gì? “Bao giờ cho đến tháng mười” hả? Ồ, chắc đó là phim về một ông chồng chết trong chiến tranh và một người chị cố gắng giấu tin để ông bố không đau lòng quá! Đoán ngay mà!)
Khán giả Việt Nam tỉnh táo không kém gì khán giả các nước khác. Không cần tên phim cầm tay.
Tôi thấy trước đây người ta dịch tên phim nước ngoài hay hơn, gần với ý nghĩa và cảm giác hơn. Ví dụ, phim “The Godfather” dịch thành “Bố già” tôi thấy khá chuẩn, hay. Đó là cách dịch vừa rất Việt Nam vừa giữ được tính chất của tên gốc. Tôi cảm giác nếu “The Godfather” mới ra rạp vào hôm qua người ta đã dịch tên “Trùm mafia sa lưới”.
Trước khi dịch “Cánh đồng bất tận” thành “Floating Lives” tôi không biết người ta đã hỏi ý kiến của chị Nguyễn Ngọc Tư hay không. Biết đâu chị ấy đồng ý và thấy hay – nhưng tôi hình dung cảnh một anh chàng mặc com-lê đen, tóc nhiều gel đến nhà của chị ấy ở Cà Mau, mở laptop cho chị ấy xem poster có tên tiếng Anh là “Floating Lives”.
“Ôi sao anh chọn tên đó vậy?” chị Tư hỏi anh com-lê.
“Đó là tên tiếng Anh rất hay chị ạ. Nó vừa cho khán giả nước ngoài biết rõ hơn về nội dung phim, vừa tạo cảm giác chới với như trong truyện chị viết ấy!”
Chị Tư vừa cau mày vừa cười lịch sự.
“Yên tâm”, anh com-lê nhẹ nhàng để tay lên vai chị Tư.
“Tôi có bằng Marketing”
Joe
Nhưng lâu dần thành quen, có vài tựa mình thấy rất dễ hiểu và hay, nhưng không hiểu sao vẫn không chịu dịch mà lại đặt cái mới,nghe thường rất chung chung và mang tính chất "tóm tắt nội dung" lộ liễu. Tựa đề nguyên gốc luôn luôn có ý nghĩa nào đó, nếu không thì cũng gây kích thích, tò mò. Nhưng tựa bằng tiếng Việt đa số là dở, và thường hay có những từ như điệp viên, sát thủ, định mệnh, phi vụ.... MÌnh đưa ra một vài ví dụ mà việc giữ nguyên nghĩa gốc của tựa đề sẽ hay hơn (trong ngoặc là tựa trên Pub):
- The Departed : Những ngừoi đã khuất (Phi vụ Boston)
- The Taking of Pelham 123 : vụ cướp chuyến tàu Pelham 123 (chuyến tàu định mệnh) [Trùng với tựa tiếng Việt của phim Titanic]
- Inglorious Bastards : Những tên vô lại đáng khinh (Định mệnh)
- The Adjustment Bureau : Cục hòa giải (Bản đồ định mệnh)
- The Time Traveller's Wife : Vợ ngừoi du hành xuyên thời gian (chồng ảo)
- Tinker Tailor Soldier Spy : (đây là 4 từ cho 4 nghề) Thợ hàn, thợ may, quân dân, điệp viên (Điệp viên hai mang)
- The Usual Suspects : Những nghi phạm thông thường (Nghi phạm vô hình)
- True Grit : Quả cảm (Báo thù)
- Inside Man : Ngừoi ở trong (Điệp vụ kép)
- Rockandrolla : Tay chơi (Rút súng là bắn)
- The Good Shepherd : Ngừoi dẫn dắt vĩ đại (Hồ sơ một điệp viên) [trùng với tựa của The Bourne Identity]
- Seraphim Falls : Seraphim là 1 từ mang ý nghĩa tôn giáo rất phức tạp, một trong các nghĩa đó là tên 1 thiên thần có 6 cánh, nên dịch tạm, tuy hơi chuối, là "Thiên thần gãy cánh [mình không xem phim này nên không biết ý nghĩa chính xác] (Pub :Sát thủ miền viễn tây)
Việc tra cứu một vài từ tiếng Anh không mất thời gian lắm, thường chỉ mất 5-10 phút. Nếu có thể giữ được nguyên gốc ý nghĩa của tựa phim sẽ có lợi cho ngừoi xem hơn, thứ nhất là người ta có thể nhắc đến phim đó bằng tên tiếng Việt, như Bố Già, Cuốn theo chiều gió, Tiếng chim hót trong bụi mận gai... vì các tựa đó là đặc trưng,duy nhất. Thứ hai là người ta có thể suy nghĩ về những ẩn ý, triết lý tác giả đã đưa vào các tựa đó.
Mình đính kèm ở đây một bài viết của anh Joe Dâu Tây về vấn đề này cho chúng ta có nhiều luồng quan điểm để thảo luận
CÁNH ĐỒNG TRÔI NỔI
“Cánh đồng bất tận” dịch tiếng Anh là “Endless Fields”.
Tên này theo tôi vừa sát nghĩa, vừa hay. Vừa Việt Nam, vừa giữ chất mênh mông của tác giả Nguyễn Ngọc Tư thể hiện. Vậy nên khi tôi xem poster phim với tên dịch tiếng Anh là “Floating Lives” tôi thấy lạ.
“Floating Lives” nghe giống tên phim tài liệu kể về sự hình thành của con vịt. Tên nghe khoa học nhưng không văn chương, không sắc sảo. Theo tôi, đó chỉ là tên “cố gắng sắc sảo” mà sự cố gắng ấy bị lộ, câu chữ đẫm mồ hôi.
Các bạn thừa biết tính tôi hơi ông già, và ông già này không thích.
Tôi nghĩ vấn đề xuất phát từ cách dịch tên phim nước ngoài sang tiếng Việt. Dịch một thành một không được. Như thế người phiên dịch không có cơ hội để thể hiện. Mà cháu phiên dịch không “thể hiện” là ông sếp không gửi tiền. “Tôi không thuê anh mở laptop tra từ điển đâu, anh dịch lại đi!”
“Mà phải dịch kiểu..kiểu đẹp chứ!”
Thế nên các nhà phiên dịch ít dịch tên phim theo ý nghĩa. “Cánh đồng bất tận” không thành “Endless Fields”, “Red” không thành “Sắc đỏ”.
Họ cũng ít dịch theo cảm giác. Cảm giác khi nghe khẩu ngữ “Whip it” trong tiếng Anh giống cảm giác khi nghe khẩu ngữ “Máu lên nào!” trong tiếng Việt (hoặc một cụm từ tiếng lóng nào đó tôi chưa biết). Nhưng ít ai đủ can đảm dịch theo cách đó.
Người ta chủ yếu viết lại theo nội dung phim. Phim “Whip it” kể về một cô gái tuổi teen nổi loạn. “Vậy chúng ta sẽ đặt tên phim là “Teen Girl nổi loạn!”, phim “Red” kể về chuyện CIA tái xuất, vậy là “…”, phim Happy Feet kể về vũ điệu chim cánh cụt, vậy là “…”, phim Ratatouille kể về một chú chuột đầu bếp, vậy là “…”, phim “The Collector” kể về một Sát nhân máu lạnh, vậy là “…”
Cách dịch đó có vấn đề. Tôi không đồng ý với những người nói: “Để tên phim ‘Sắc đỏ’ là không được bởi vì sẽ không có ai hiểu phim đó là phim gì. Khán giả phải biết họ đang mua vé xem phim kiểu gì chứ!”
Tóm lại, khán giả cần tên phim cầm tay họ, dẫn họ đi qua đường.
Khán giả Mỹ đọc tên phim “Red” đâu có hiểu gì về nội dung phim ấy đâu. Không có người Mỹ nào đọc tên “Red” đoán ngay đó là phim kể về chuyện “CIA tái xuất!” (tên phim trong tiếng Việt). Ở Mỹ “Red” là “Đỏ”, cũng như ở Việt Nam! Khán giả Mỹ phải nghiên cứu trước (hay xem phim xong) mới hiểu vì sao người ta đặt tên như vậy.
Vấn đề càng rõ nét hơn nếu lấy tên phim Việt Nam mang chút trừu tượng, chọn tên tiếng Anh dựa trên nội dung, rồi dịch lại sang tiếng Việt.
Ví dụ, tên phim “Cải ơi” sẽ trở thành “Old man looks for child”, rồi là “Ông già đi tìm con”. “Bao giờ cho đến tháng mười” sẽ thành “Giấu tin chồng mất”. “Đẹp từng Centimet” sẽ thành “Chàng trai chụp nuy!” “Để Mai Tính” sẽ thành “Tôi có ông sếp là Gay!”
Tôi đoán rằng người Việt Nam không thích các tác phẩm điện ảnh của mình bị dịch một cách “abc” như vậy. Khán giả Việt Nam quá quen với cách đặt tên phim trừu tượng – không tóm tắt lại nội dung mà tạo cảm giác phù hợp với nội dung. Nghe tên “Bao giờ cho đến tháng mười” người Việt đâu có đoán được nội dung phim? (Phim tên gì? “Bao giờ cho đến tháng mười” hả? Ồ, chắc đó là phim về một ông chồng chết trong chiến tranh và một người chị cố gắng giấu tin để ông bố không đau lòng quá! Đoán ngay mà!)
Khán giả Việt Nam tỉnh táo không kém gì khán giả các nước khác. Không cần tên phim cầm tay.
Tôi thấy trước đây người ta dịch tên phim nước ngoài hay hơn, gần với ý nghĩa và cảm giác hơn. Ví dụ, phim “The Godfather” dịch thành “Bố già” tôi thấy khá chuẩn, hay. Đó là cách dịch vừa rất Việt Nam vừa giữ được tính chất của tên gốc. Tôi cảm giác nếu “The Godfather” mới ra rạp vào hôm qua người ta đã dịch tên “Trùm mafia sa lưới”.
Trước khi dịch “Cánh đồng bất tận” thành “Floating Lives” tôi không biết người ta đã hỏi ý kiến của chị Nguyễn Ngọc Tư hay không. Biết đâu chị ấy đồng ý và thấy hay – nhưng tôi hình dung cảnh một anh chàng mặc com-lê đen, tóc nhiều gel đến nhà của chị ấy ở Cà Mau, mở laptop cho chị ấy xem poster có tên tiếng Anh là “Floating Lives”.
“Ôi sao anh chọn tên đó vậy?” chị Tư hỏi anh com-lê.
“Đó là tên tiếng Anh rất hay chị ạ. Nó vừa cho khán giả nước ngoài biết rõ hơn về nội dung phim, vừa tạo cảm giác chới với như trong truyện chị viết ấy!”
Chị Tư vừa cau mày vừa cười lịch sự.
“Yên tâm”, anh com-lê nhẹ nhàng để tay lên vai chị Tư.
“Tôi có bằng Marketing”
Joe